CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH GOUT (Gút)

Bệnh Gout (gút) là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Gout (Gút) làm người bệnh rất khó chịu vì gây sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.

Dưới đây là chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout (gút)

  1. Thực phẩm nên dùng

  • Rau củ quả: phần lớn các loại rau củ quả đều tốt cho người bệnh gout. Đặc biệt, quả anh đào giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể. Cam, Cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, lá sake giúp tăng cường đào thải axit uric trong máu ra ngoài. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, đậu phụ, các loại cà....

  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch

  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh

  • Uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày) để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.

  • Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo ...) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.

  • Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì....

  • Nên dùng các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng...

  • Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

  • Các sản phẩm từ sữa

  • Trứng

  • Các loại thảo mộc và gia vị

  • Bổ sung rau tía tô vào bửa ăn hàng ngày hoặc dùng bột tía tô uống. Vừa chống viêm, lại tăng cường đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể.

  1. Thực phẩm không nên dùng
    Purine chính là nguyên nhân gây ra các cơn gout đột ngột nên hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt đỏ (trâu, bò, chó), thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến.....), hải sản (tôm, cua,ghẹ, cá hồi, cá mòi). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.

  • Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.

  • Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.

  • Tránh các thức ăn chua như hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể

  • Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.

  • Tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

  • Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.

  • Tránh ăn bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Tuy những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

  1. Chế độ sinh hoạt

  • Giảm cân

Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

  • Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout.
Tập thể dục không những giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh,
mà còn giúp giữ mức axit uric thấp.

  • Không nên đi giày quá chật

  • Trong chế độ ăn hạn chế năng lượng vì bệnh gout hay đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.